Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
1 tháng 3 2021 lúc 13:59

tham khảo

Thân bài:        Luận điểm:        Đúng như vậy! Vì...lần đầu tiên bạn tập viết, bạn có viết được đẹp không? Lần đầu tiên bn tập bơi, bạn uống nước rồi suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đi xe đạp, bạn bị ngã phải không?....Tất cả những "lần đầu tiên" ấy, bạn có thất bại không? - "Có!" Nhưng bạn có bỏ cuộc không? Câu trả lời sẽ là: "Không!" Đó, chính là nó đấy! Chính là cái "chí" trong mỗi con người. Chính là cái lí tưởng, hoài bão tốt đẹp. Ai có các điều kiện ấy thì sẽ "nên" (sẽ thành công). Các bn biết vì sao tôi khẳng định như thế chứ? Vậy thì hãy cùng tôi quay ngược thời gian về mốc lịch sử của nước ta nhé!         Dẫn chứng:         Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Mỹ tiềm lực kinh tế, quân sự chưa mạnh nhưng nhờ tinh thần trường kì kháng chiến, không sợ gian khổ, sau 30 năm, ta đã thắng lợi vẻ vang.         Trong lĩnh vực học tập, rèn luyện cũng có nhiều tấm gương kiên trì, phấn đấu. Xưa có bậc danh nho Nguyễn Siêu, văn hay chữ tốt đến mức người đời tôn làm "Thần Siêu". Nhưng mấy ai biết rằng, thuở đi học, ông viết chữ rất xấu, mấy lần ông đỗ chưa cao chỉ vì chữ xấu hại đến văn hay.Khi làm quan, điều khiến ông đau khổ nhất là viết chữ xấu. Lúc phê án vì chữ quá xấu khiến kẻ dưới luận sai làm người đàn bà vô tội thua kiện. Từ đó , ông quyết chí rèn chữ. Ông kiên trì tập vạch từng nét chữ. Nét nào ông cũng phải viết đến hàng nghìn lần, Có hôm, tập viết nhiều, tay ông cứng đờ, tê buốt. Sau nhiều tháng năm khổ luyện, chữ ông viết tuyệt đẹp, còn được giữ lại không ít lưu bút ở đền Ngọc Sơn. Ngày nay, học sinh lớp hai nào mà không biết đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí qua bài tập đọc. Ngay từ nhỏ, căn bệnh bại liệt đã cướp đi đôi tay của thầy. Nhưng Nguyễn Ngọc Kí vẫn đến lớp như bao đứa trẻ khác. Ngồi một góc lớp, thầy dùng chân kẹp cây bút tập đưa những nét chữ nguệch ngoạc. Nhưng thầy không nản chí, cứ tập mãi dù chân đau nhức vẫn không thôi. Cuối cùng, không chỉ viết chữ đẹp mà Nguyễn Ngọc Kí còn vẽ rất chính xác các hình vẽ phức tạp. Giờ đây, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng. Thầy không chỉ truyền cho học trò tri thức mà cả tinh thần nhẫn nại tuyệt vời.           Những công trình khoa học ra đời đâu chỉ nhờ tài năng, phần lớn là nhờ lòng nhẫn nại. Giáo sư tiến sĩ Lương Định Của từ những hạt giống quý báu ở Nhật đem về, mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm, ông đã đem lại những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam cho năng suất cao. Hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri đã kì công lọc đi lọc lại tám tấn quặng để tìm ra một phần mười gam chất phóng xạ, khai phá ra một nền khoa học có sức mạnh to lớn khi đem phục vụ lợi ích hòa bình nhân loại. Câu chuyện ngụ ngôn của La-phông-ten cũng cho chúng ta bài học thú vị khi chú rùa chậm chạp tha cái mai nặng trên lưng chạy đua. Cuối cùng đã thắng chú thỏ lười biếng. Việc bình thường đã vậy, cuộc đời bôn ba bốn biển năm châu hoạt động cứu nước của Bác cũng được viết lên trong bài thơ Đường:"Đi đường mới biết gian laoNúi cao rồi lại núi cao trập trùngNúi cao lên đến tận cùngThu vào tầm mắt muôn trùng nước non."Đó quả là một bài học thấm thía về lòng kiên trì sắt đá của người chiến sĩ cách mạng.
Bình luận (1)
ỵyjfdfj
Xem chi tiết

D

Bình luận (0)
Huynh My
Xem chi tiết
Dương Trần Quang Duy
Xem chi tiết
Vui vẻ
Xem chi tiết
Minh Tâm Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Oanh
14 tháng 4 2020 lúc 18:54

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vương Mạt Mạt
14 tháng 4 2020 lúc 19:32

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
14 tháng 4 2020 lúc 19:47

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lương Bích
Xem chi tiết
Asriel Dreemurr nghỉ làm...
18 tháng 7 2021 lúc 10:01

Trong Nhật kí trong tù ta luôn thấy có sự đối lập giữa một thế giới “trong tù” hà khắc, đói rét, bệnh tật, đầy sự khổ đau và một thế giới tâm hồn người tù thanh tao, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tình yêu thương. Nó khiến hơn 100 bài thơ trong Nhật kí trong tù không hề bi luỵ mà ở đó, hình ảnh người tù hiện lên như một “tiên ông”, một khách du lãng xuống vườn trần. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ điều này:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho những tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ.

Tìm đến với trăng, Hồ Chí Minh tìm đến với vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hoá nhưng cũng là tìm đến với người bạn tri âm, đối ảnh của mình trong những tháng ngày gian khổ. Điều đó đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và một giọng thơ độc đáo cho thi phẩm. Câu thơ mở đầu đã mở ra một cảnh sống trong tù: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Câu thơ mở ra một hiện thực trần trụi. Hai từ “không” xuất hiện như một sự khẳng định tuyệt đối sự vắng mặt của “rượu” và “hoa”. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, đắng cay của kiếp sống trong tù vậy mà nhà thơ lại đưa ra sự thiếu thốn về “rượu” và “hoa” – những đối tượng phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về những thú vui tao nhã.

Đó có thể coi là những thứ xa xỉ của kiếp sống tù đày. Nhưng không phải ngẫu nhiên, nhà thơ đề cập đến rượu và hoa. Bởi tâm hồn nhà thơ đang hướng ra một thế giới khác. Thế giới đó đối lập với cuộc sống trong tù. Thế giới đó đang tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

Câu thơ thứ hai chính là lí do của câu thơ thứ nhất, làm điểm tựa cho câu thơ đầu. Thì ra trước cảnh đẹp của buổi đêm làm Người nhớ tới rượu và hoa thấp thoáng một nỗi băn khoăn, đầy thơ mộng. Tất cả giúp người đọc nhận ra một người tù đặc biệt, với một tâm hồn thanh cao, khao khát hòa nhập với thiên nhiên, đất trời. Cụm từ “nại nhược hà” (làm thế nào bây giờ ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn của con người trước cảnh đẹp.

Cảnh đẹp hiện ra trước mắt thi nhân trong khi bên mình chẳng có những thứ vốn thuộc thú vui thanh cao, tao nhã để cùng thưởng thức: đó là rượu và hoa. Một niềm băn khoăn rất nghệ sĩ đi bên cạnh cái trơ trụi, khốc nghiệt của nhà tù. Hai câu thơ đầu làm bộc lộ nên cái thiếu thốn của chốn lao tù nhưng câu thơ không hề có chút bi luỵ. Một giọng điệu thơ hóm hỉnh, có chút bông đùa trong cách vào đề đầy bất ngờ: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Vẫn chưa có một từ ngữ cụ thể nào chỉ con người nhà thơ nhưng thi nhân đã hiện lên với một bản lĩnh vững vàng của một con người biết vượt lên trên những gian khổ của đời sống tù ngục để giữ nguyên vẹn một tâm hồn thanh tao, nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước mọi vẻ đẹp của đất trời. Đến câu thơ thứ ba, ánh trăng mới xuất hiện trực tiếp trước con mắt đắm say của người tù:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực.

Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Hai đầu của hai câu thơ là người và trăng (Nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sống trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ở đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày.

Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chốn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm: Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù.

Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng đâu chỉ còn là đối tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau.

Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân.

Cuộc sống nhà tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, ngập tràn sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.

Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Liên
18 tháng 7 2021 lúc 15:56

Ngắm trăng là bài thơ được trích trong tập Nhật kí trong tù, đây là thời gian bác ngồi trong tù và sáng tác nên những vần thơ rất hay.

Bài thơ được Bác viết trong một đêm trăng đẹp, nhìn qua khe cửa sổ thưởng thức một đêm trắng với khung cảnh trong tù nhưng vẫn ung dung, tự tại.

Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét:

Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.

Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lương Bích
18 tháng 7 2021 lúc 16:35

Phương liên: cái này là do bạn nghĩ hay copy mạng v?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hoàng Phương
Xem chi tiết
Phùng Đức Chính
14 tháng 11 2021 lúc 18:38

mình nghĩ là ko

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hoàng Phong
14 tháng 11 2021 lúc 18:44

lên mạng tra gg là tìm đc bài văn thôi

:))

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
Thiên Tà
31 tháng 3 2021 lúc 19:57

Có.

Bình luận (3)
hyeminie
31 tháng 3 2021 lúc 20:00

mình nghĩ sẽ khiến bài văn nghị luận chứng minh về tính đúng đắn của câu tục ngữ trên biến thành bài văn chứng minh về tinh thần đoàn kết đó ạ

Bình luận (0)